Tin tức
Nghề bảo vệ: Năm nào cũng đón giao thừa bên những chiếc xe
Trong lúc mà đêm đã buông và mọi người chìm trong giấc ngủ thì những người bảo vệ lại phải thức để làm nhiệm vụ được giao, dù là cả trong đêm giao thừa…
Trong lúc mà đêm đã buông và mọi người chìm trong giấc ngủ thì những người bảo vệ lại phải thức để làm nhiệm vụ được giao, dù là cả trong đêm giao thừa…
Với 10 năm làm nghề bảo vệ, anh Hoàng Văn Tâm (SN 1973, Yên Bái) cho biết anh đã phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ. Trong đó, việc phải rời xa gia đình, vợ con là điều mất mát lớn nhất: “10 năm làm nghề thì có đến 7 năm tôi ăn Tết ở chỗ làm, giao thừa cũng là lúc vợ con ở nhà gọi điện động viên tôi.
Tôi cũng muốn về quê ăn Tết lắm chứ nhưng ngày đó lương của tôi được tăng thêm vài trăm so với ngày thường. Hoàn cảnh khó khăn quá nên đành chấp nhận ở lại làm Tết kiếm thêm tiền để còn lo cho vợ, cho con.
Có lẽ lại thêm một cái Tết lại xa nhà nữa. Không khí Tết đang tới gần, nhà nhà bắt đầu sắm sửa đón Tết nhìn mà thấy sao chạnh lòng quá. “Nhưng nếu tôi về rồi thì ai ở lại bảo vệ tài sản bây giờ. Thôi âu là số trời, nghề đã chọn mình thì nhận chứ biết làm gì khác đâu”.
Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Phạm Văn Toàn (SN 1965, Nam Định) cho biết: “Chúng tôi phải làm việc từ sáng tới tối. Dù là ngày có nắng chói chang thì vẫn phải làm, lâu lâu mới đứng dưới bóng cây để tránh nắng
Những ngày mưa lạnh giá mới là khổ, cần phải luôn đứng đúng vị trí của mình.. Mặc áo mưa mà dắt xe cho khách, hướng dẫn khách để xe. Mấy hôm trước có vị khách để quên túi đồ, chắc là bưu phẩm. Cũng may có số điện thoại nên tôi đã gọi điện cho họ đến lấy”.
Khi nhắc đến cái Tết sắp tới đây đôi mắt ông Toàn nheo lại, đườm một nỗi buồn sâu trong lòng. Ông Toàn nói: “Đã 9 năm tôi không được về quê ăn Tết, có chăng cũng chỉ về ngày mùng 3, mùng 4. Chúng tôi thay nhau ca trực mà về. Còn riêng tối giao thừa là phải túc trực, lỡ như có chuyện gì xảy ra. Những năm đầu vợ tôi còn thường hay gọi hỏi, nhưng sau rồi quen nên mặc định, Tết là tôi không ở nhà”.
Theo ông Toàn, ngoài việc phải xa gia đình trong ngày Tếtthì nghề bảo vệ còn không được ở cạnh mà chăm sóc vợ con. Vợ con bị ốm thì cũng chỉ tranh thủ về thăm ít giờ rồi lại phải đi kiếm tiềm mưu sinh tiếp. Hi sinh nhiều là thế mà chưa bao giờ ông Toàn có ý định bỏ nghề.
“Yêu nghề sẽ không bị nghề phụ “ đó là câu nói mà những người bảo khi chúng tôi hỏi “tại sao không bỏ nghề bảo vệ mà đi làm việc khác?”
Các tin khác
-
» Vệ sĩ - Lương cao nhưng việc có nhẹ nhàng (05/03)
-
» Tự đào tạo bảo vệ - nên hay không nên? (05/03)
-
» Giữa tuyển bảo vệ nội bộ và thuê dịch vụ bảo vệ thì có gì khác nhau (05/03)
-
» Cần bản lĩnh và đam mê để làm Bảo vệ (02/03)
-
» chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 2) (02/03)
-
» Chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 1) (14/02)
-
» Nếu là nữ …có nên chọn nghề bảo vệ? (14/02)
-
» Những phẩm chất cần có của người vệ sỹ (12/02)
-
» Những điều có thể bạn chưa biết về nghề vệ sĩ trên thế giới (12/02)
-
» Lịch sử của nghề bảo vệ (10/02)