Tin tức
Nghề bảo vệ: Ổn định nhưng vất vả, khó khăn
Bảo vệ là một nghề rất phổ thông nhưng ở đâu cũng đều cần, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thì cần số lượng càng nhiều hơn. Vì thế mà vài năm trở lại đây các công ty dịch vụ bảo vệ xuất hiện càng ngày càng nhiều hơn.
Nghề bảo vệ: Ổn định nhưng vất vả, khó khăn
Bảo vệ là một nghề rất phổ thông nhưng ở đâu cũng đều cần, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thì cần số lượng càng nhiều hơn. Vì thế mà vài năm trở lại đây các công ty dịch vụ bảo vệ xuất hiện càng ngày càng nhiều hơn. Bảo vệ ở đây không chỉ là đảm bảo duy trì an ninh mà còn kiêm luôn cả việc phòng cháy nổ bão lũ hay cả các phong trào.
Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp lại thích sử dụng lực lượng bảo vệ tại chỗ. Vì không phụ thuộc nhiều vào hợp đồng mà lại có thể sử dụng lực lượng này vào nhiều việc khác. Hơn nữa nếu được chỉ huy tập trung, huấn luyện bài bản thì hiệu quả sử dụng cũng rất cao. Hơn thế nữa đối với ban quản lí hay lãnh đạo thì lực lượng Bảo vệ còn được coi là “tai mắt”. Nếu lãnh đạo “nắm” được bảo vệ, thì việc kiểm soát nhân sự trong doanh nghiệp sẽ khách quan rõ ràng hơn.
Theo lý thuyết, các đơn vị Bảo vệ dù là dịch vụ hay tại chỗ có quy mô lớn đều phải được đào tạo nghiệp vụ cơ bản như võ thuật, PCCC, an ninh trật tự… Nhưng sự dễ dãi trong công tác quản lý hiện nay cũng bộc lộ nhiều bất cập. Theo ông Bùi Duy Đ. – Phó giám đốc một công ty may trên đường 353 thì khi được tiếp thị trong hợp đồng có ghi rõ nhân viên đều có đầy đủ các chứng chỉ chuyên môn. Vậy mà trong một lần cháy nhà máy mà học đến cả bình chữa cháy đều không biết dùng, thật không biết “đầy đủ chuyên môn” ở đâu nữa. May mà có anh Bảo vệ tạo chỗ biết, không thì không biết sẽ thiệt hại thêm bao nhiêu nữa.
Ông Đ. cũng cho biết, năm ấy cụm doanh nghiệp an toàn PCCC đường 353-355 tổ chức hội thao, công ty ông cho rằng học có nghiệp vụ đàng hoàng nên lấy lực lượng Bảo vệ làm nòng cốt. Ấy thế mà không biết nghiệp vụ anh em chuyên nghiệp thế nào mà tay chân cứ lóng ngóng, cuối cùng ôm giải bét mà về. Ngấm lại mà rõ chán, cuối cùng ông Đ quyết định quay về lại với lực lượng bảo vệ nội bộ, ít nhất các chuyên môn kĩ năng của họ ông đều nắm được hết.
Chỉ ở Hải Phòng hiện có hơn 16.000 doanh nghiệp mà chưa kể đến các cơ quan khác cũng sử dụng Bảo vệ. Vậy mới thấy nghề này cũng là một lĩnh vực giải quyết việc làm cho xã hội. Dù thu nhập không cao, nhưng nó cũng đảm bảo được cuộc sống cho hàng vạn lao động. Vất vả, trách nhiệm, nhiều điều tiếng nhưng có thể khẳng định đây là một trong những nghề ổn định nhất. Vì doanh nghiệp dù phải nghỉ nhỡ việc, nhưng còn đất đai còn tài sản thì còn cần Bảo vệ. Chỉ mong sao nghề này được chú trọng hơn, cả về quản lý lẫn rèn luyện đạo đức và huấn luyện nghiệp vụ.
nguồn biên soạn
Các tin khác
-
» Vệ sĩ - Lương cao nhưng việc có nhẹ nhàng (05/03)
-
» Tự đào tạo bảo vệ - nên hay không nên? (05/03)
-
» Giữa tuyển bảo vệ nội bộ và thuê dịch vụ bảo vệ thì có gì khác nhau (05/03)
-
» Cần bản lĩnh và đam mê để làm Bảo vệ (02/03)
-
» chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 2) (02/03)
-
» Chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 1) (14/02)
-
» Nếu là nữ …có nên chọn nghề bảo vệ? (14/02)
-
» Những phẩm chất cần có của người vệ sỹ (12/02)
-
» Những điều có thể bạn chưa biết về nghề vệ sĩ trên thế giới (12/02)
-
» Lịch sử của nghề bảo vệ (10/02)