Tin tức
Nhận Thức Mới Về Nghề “Bảo Vệ”
Ắt hẳn với chúng ta thì các chú bảo vệ rất là quên thuộc nhưng cái gọi là ngành bảo vệ thì lại rất mói đối với mọi người. Ngày càng nhiều công ty mở dịch vụ bảo vệ để đáp ứng nhu cầu an ninh của con người theo sự phát triện mạnh về kinh tế. Nhiều người lựa chọn nghề dịch vụ bảo vệ này vì tính phổ thông, không yêu cầu gì quá cao chủ yếu là tuyển dụng theo ngoại hình và chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp cấp 3.
Nhận Thức Mới Về Nghề “Bảo Vệ”
Ắt hẳn với chúng ta thì các chú bảo vệ rất là quên thuộc nhưng cái gọi là ngành bảo vệ thì lại rất mói đối với mọi người. Ngày càng nhiều công ty mở dịch vụ bảo vệ để đáp ứng nhu cầu an ninh của con người theo sự phát triện mạnh về kinh tế. Nhiều người lựa chọn nghề dịch vụ bảo vệ này vì tính phổ thông, không yêu cầu gì quá cao chủ yếu là tuyển dụng theo ngoại hình và chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp cấp 3. Thế nhưng, chỉ khi họ thật sự bước vào nghề rồi mới thấu hiểu được những nỗi niềm cũng như tính chất công việc không hề đơn giản như mình nghĩ lúc này.
- Nghề bảo vệ – chỉ có người trong nghề mới hiểu.
Có vẻ nghe đến hai từ “bảo vệ” thì nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng nó chỉ dành cho những người không có kiến thức và tập trung những người không đàng hoàng. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai, mặc dù yêu cầu về kiến thức khi tuyển dụng của ngành bảo vệ khá thấp nhưng tiêu chuẩn để trở thành một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp lại khá cao, bạn cần phải có đủ sự thông minh, nhanh nhẹn, nhạy bén, can đảm và chất phác.
Muốn tồn tại ở nghề này không phải là một điều dễ dàng. Chỉ có những ai vào nghề rồi mới hiểu, không phải ai muốn gắn bó là gắn bó được với nghề. Nởi nó không chỉ khó khăn về mặt chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ mà còn phải thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, lại thức khuya dậy sớm, … thì mới tồn tại được.
- Buồn vui nghề bảo vệ.
Một nhân viên bảo vệ doanh nghiệp tâm sự, cứ mỗi ngày làm việc, ông phải “ngắm” hơn 3 nghìn bộ ngực, hơn 3 nghìn cặp đùi, eo lưng, thậm chí phải khám xét chị em… Gắn bó với ngành bảo vệ hơn hai mươi năm, ông Q tâm sự rằng: “ Mỗi khi vào ca làm việc có hơn 3 nghìn công nhân vào cổng trong vòng 30 phút, nghĩa là mỗi phút ông và đồng nghiệp phải nhìn vào 100 ngực để kiểm tra thẻ nhân viên. Còn tan ca chỉ mất 15 phút, lại phải nhìn vào 200 chị em mỗi phút xem có biểu hiện giấu gì trong người không…” Đêm về mọi người đi ngủ thì ông và đồng nghiệp lại “lang thang” đi tuần.
Nếu như ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Singapore… hình mẫu về người bảo vệ chính là sự dũng cảm, giỏi giang, chịu khó, sự vươn lên trong cuộc sống. Nhưng với Việt Nam thì đó là điều hoàn toàn khác, trong mắt nhiều người ngành bảo vệ là một nghề thấp kém mà chỉ những người kém cỏi mới làm.
Chính những ánh mắt, cái nhìn và sự đánh giá phiến diện ấy đã khiến nhiều người chùn bước khi làm cái nghề này. Nhưng nếu bạn toàn tâm, toàn ý vào một công việc hoặc ngành nghề nào đó thì bất cứ nơi nào bạn đều có thể phát triển.
Các tin khác
-
» Vệ sĩ - Lương cao nhưng việc có nhẹ nhàng (05/03)
-
» Tự đào tạo bảo vệ - nên hay không nên? (05/03)
-
» Giữa tuyển bảo vệ nội bộ và thuê dịch vụ bảo vệ thì có gì khác nhau (05/03)
-
» Cần bản lĩnh và đam mê để làm Bảo vệ (02/03)
-
» chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 2) (02/03)
-
» Chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 1) (14/02)
-
» Nếu là nữ …có nên chọn nghề bảo vệ? (14/02)
-
» Những phẩm chất cần có của người vệ sỹ (12/02)
-
» Những điều có thể bạn chưa biết về nghề vệ sĩ trên thế giới (12/02)
-
» Lịch sử của nghề bảo vệ (10/02)