Tin tức
Sự thiệt thòi khi làm nhân viên bảo vệ
Nhiều công ty uyển dụng bảo vệ một cách sơ sài, không qua đào tạo nghiệp vụ, không có hợp đồng lao động khiến nhiều nhân viên bảo vệ phải gánh chịu thiệt thòi.
Nhiều công ty uyển dụng bảo vệ một cách sơ sài, không qua đào tạo nghiệp vụ, không có hợp đồng lao động khiến nhiều nhân viên bảo vệ phải gánh chịu thiệt thòi.
Làm việc cho Công ty Bảo vệ Đ.Q.M hơn 2 năm, đến khi nghỉ việc, ông Châu Ngọc Kiệm (ngụ huyện Cần Giờ, TP HCM) bị công ty nợ 3 tháng lương. Ông gửi đơn khiếu nại khắp nơi nhưng đến nay vẫn chưa đòi được quyền lợi.
Đủ kiểu trừ tiền
Lấy được tiền đâu dễ dàng, để có thể nhận với mức lương là 9 triệu thì ông kiệm phải hoạt động theo giờ giấc của công trường, chuyện thức trắng đêm là chuyện như cơm bữa. Vậy mà theo như ông Kiệm nói "Công ty nợ 3 tháng lương của tôi gần 20 triệu đồng. Đi đòi thì cứ bảo phải chờ. Tôi biết đơn vị thi công công trường đã thanh toán đầy đủ cho công ty nhưng công ty không trả lương cho tôi".
Dù cho đã làm việc lâu ở công ty nhưng ông Kiệm vẫn không hề có hợp đồng lao động. Họa chăng thì chỉ là cái bảng tên nhưng lại đóng dấu bởi một công ty khác. Hỏi ra mới biết, trước đây ông có làm cho công ty này nhưng sau khi nó bị tách ra làm hai thì số nhân viên bảo vệ cũng bị chia đôi mà không có bất cứ giấy tờ liên kết gì với công ty mới.
Hay là khi tuyển dụng chỉ cần mỗi cái CMND và hai tấm ảnh rồi hôm xong nhận đồng phục là xong. Vậy mà khi xin nghỉ việc mặc dù đã báo đúng quy định, ấy vậy mà còn bị trừ thêm một khoản phí gọi là “phí đào tạo”. Hay khi vô làm cầm đóng thêm 600.000 đồng để làm phí thế thân, nếu làm không đủ hai năm thì số tiền ấy coi như mất trắng.
Làm ăn chụp giật
Hiện nay các công ty bảo vệ đua nhau mọc lên như nấm nhưng về chất lượng thì lại chưa được đảm bảo hết. Việc công ty mẹ, công ty con cứ tách rồi lại nhập là chuyện bó ray, con cá hàng ngày. Vì vậy mỗi công ty đều đề ra việc giữ chân người lao động lại bằng cách nộp các khoản phí thế chấp hay giam lương 10-20 ngày.
"Nói thẳng ra đây là "mượn đầu heo nấu cháo" vì nhiều công ty không có thực lực; chỉ liên kết chắp vá để kiếm tiền. Đến mức quá thiếu người thì cái gọi là giám đóc cũng sẵn sàng chạy xuống thế chân làm “ông bảo vệ”. Sau khi pháp định hủy bỏ việc mỗi công ty bảo vệ cần có 2 tỉ để làm vốn pháp định thì các loại hình công ty bảo vệ đua nhau xuất hiện” – ông N. cho hay
Là người có thâm niên trong ngành, ông N. nhẩm tính mỗi lao động bảo vệ đem lại khoản lãi ròng (đã trừ hết chi phí) ít nhất 1 triệu đồng cho các công ty mỗi tháng. Từ đó có thể thấy, với những công ty có hàng trăm, hàng ngàn nhân viên thì khoản lợi nhuận nhận được là rất lớn. Bởi vậy mà nhiều người cứ thấy lời là sáng mắt mà không quan tâm tới trách nhiệm cần làm của mình.
Các tin khác
-
» Vệ sĩ - Lương cao nhưng việc có nhẹ nhàng (05/03)
-
» Tự đào tạo bảo vệ - nên hay không nên? (05/03)
-
» Giữa tuyển bảo vệ nội bộ và thuê dịch vụ bảo vệ thì có gì khác nhau (05/03)
-
» Cần bản lĩnh và đam mê để làm Bảo vệ (02/03)
-
» chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 2) (02/03)
-
» Chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 1) (14/02)
-
» Nếu là nữ …có nên chọn nghề bảo vệ? (14/02)
-
» Những phẩm chất cần có của người vệ sỹ (12/02)
-
» Những điều có thể bạn chưa biết về nghề vệ sĩ trên thế giới (12/02)
-
» Lịch sử của nghề bảo vệ (10/02)