Tin tức
Xả thân cho sao tỏa sáng
Sự nổi tiếng của người nổi tiếng bắt buộc họ cần có người bảo vệ 24/24 khi ra ngoài. Họ còn phải sẵn sàng hứng hết những “cơn mưa” chai lọ, gạch đá, bất cứ vật gì có thể ném được…
Sự nổi tiếng của người nổi tiếng bắt buộc họ cần có người bảo vệ 24/24 khi ra ngoài. Họ còn phải sẵn sàng hứng hết những “cơn mưa” chai lọ, gạch đá, bất cứ vật gì có thể ném được… kể cả những lời mạt sát từ phía khán giả để bảo vệ cho ngôi sao của họ từng bước đi trên sân khấu và cả ngoài đời thực được an toàn.
Bodyguard bảo vệ cho các ngôi sao thường xuất hiện ở các sự kiện âm nhạc, thời trang lớn nơi có mặt của rất đông giới showbiz và người hâm mộ. Với bộ đồng phục vệ sĩ hoặc trong những bộ vest đen với những dụng cụ hỗ trợ như dùi cui sắt, dùi cui điện, roi điện… Nhưng đa phần chúng chỉ để trưng chứ rất hi hữu mà Bodyguard phải dùng đến chúng, chủ yếu là cần đầu óc để xử lý hay thân mình để hứng “mưa đạn”.
Khi số lượng người hâm mộ quá đông, các vệ sĩ phải đánh chiến thuật trận giả hay đóng giả người nổi tiếng để lừa mọi người dẫn các ngôi sao thoát khỏi vòng vây người hâm mộ. Nhưng việc thì đâu đơn giản như vậy, còn cơn giận dữ của người hâm mộ thì phải làm sao. Đủ các loại gậy đá, chai lọ vào người, dù mạnh mẽ là thế nhưng các Bodyguard cũng phải dùng đến khiên che chắn và vất vả lắm mới có thể thoát ra được.
Có khách hàng là nghệ sĩ nổi tiếng còn chọn vệ sĩ rất kĩ để có được một người hợp tuổi. Và không ít nghệ sĩ thuê vệ sĩ phải kèm theo các dịch vụ để làm nổi bật tên tuổi của họ. Vệ sĩ phải đi xe môtô phân khối lớn, nghệ sĩ phải được đưa rước bằng các phương tiện hạng sang… Thậm chí còn đòi hỏi kinh nghiệm và nhiều điều kiện khắt khe khác như: trình độ võ thuật tốt, ngoài ra có ngoại hình chuẩn, nói tiếng Anh lưu loát…
Tiêu chuẩn của Bodyguard
Theo anh Nguyễn Văn Nam thì nghề vệ sĩ được chính phủ cho phép hoạt động từ năm 1995, đến nay nghề này đã phát triển rất mạnh do nhu cầu của khách hàng rất nhiều. Tên gọi vệ sĩ chỉ là cách gọi nôm na cho công việc bảo vệ. Hiện tại chỉ một số ít những người có kinh nghiệm bảo vệ lâu năm mới được gọi là vệ sĩ. Ở Việt Nam hiện tai thì chưa có một chuẩn mực nào để đánh giá vệ sĩ. Những tiêu chí đưa ra tùy thuộc vào yêu cầu công việc và năng lực của từng các nhân người bảo vệ.
Nguồn tuyển chọn vệ sĩ đa số là lớp trẻ xuất thân từ bộ đội, công an đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc được tuyển từ địa phương. Qua quá trình đào tạo tại các trường nghiệp vụ của Công an, các học viên được trả về các đơn vị vệ sĩ quản lý. Vệ sĩ được huấn luyện kiến thức về pháp luật, chức năng công việc, nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp, PCCC, bảo vệ yếu nhân, sơ cứu thương và học cách sử dụng các vũ khí đơn giản như dùi cui sắt, cao su, roi điện. Đối tượng phục vụ ngoài những người nổi tiếng, còn có các doanh nhân, giám đốc tập đoàn… hoặc được thuê với nhu cầu áp tải vận chuyển tiền, kim cương, tài liệu.
Các tin khác
-
» Vệ sĩ - Lương cao nhưng việc có nhẹ nhàng (05/03)
-
» Tự đào tạo bảo vệ - nên hay không nên? (05/03)
-
» Giữa tuyển bảo vệ nội bộ và thuê dịch vụ bảo vệ thì có gì khác nhau (05/03)
-
» Cần bản lĩnh và đam mê để làm Bảo vệ (02/03)
-
» chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 2) (02/03)
-
» Chuyện dở khóc dở cười của những người bảo vệ nữ (phần 1) (14/02)
-
» Nếu là nữ …có nên chọn nghề bảo vệ? (14/02)
-
» Những phẩm chất cần có của người vệ sỹ (12/02)
-
» Những điều có thể bạn chưa biết về nghề vệ sĩ trên thế giới (12/02)
-
» Lịch sử của nghề bảo vệ (10/02)